Thu Thập Và Phân Loại Dữ Liệu- Một Số Yếu Tố Thống Kê- Toán 8- Chân Trời Sáng Tạo

A. PHƯƠNG PHÁP

1. Thu thập dữ liệu (trực tiếp hoặc gián tiếp).

– Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua: Điều tra; Quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,…

– Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng Internet,…

Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

2. Phân loại dữ liệu

Có hai loại dữ liệu nhận được trong dữ liệu là: Dữ liệu là số và Dữ liệu không là số

* Dữ liệu là số(Số liệu) được phân thành hai dạng là: Số liệu rời rạc và Số liệu liên tục

          + Số liệu rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Chẳng hạn: Số học sinh, Số ngày công, Số vật nuôi,…

          + Số liệu liên tục  là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong khoảng thời gian nào đó. Chẳng hạn: Chiều dài, Khối lượng, Thời gian, …

Sự khác biệt chính giữa số liệu rời rạc và số liệu liên tục đó là số liệu rời rạc có thể được đếm hoặc đo chính xác, trong khi số liệu liên tục thì không. Ví dụ, số lượng xe đỗ trong một bãi đỗ xe có thể được đếm chính xác, trong khi thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc có thể không được đo chính xác, bởi vì nó có thể thay đổi một cách liên tục.

=> Xem PDF  |Sách in |   File WORD |  Ebook | Hổ trợ | Video Preview

Có thể bạn cũng cần: