Phương pháp và thủ thuật giải nhanh trắc nghiệm Giải tích 12- Chương I: Ứng dụng đạo hàm

Một trong những phần quan trọng và được ra nhiều nhất trong các đề thi là phần ứng dụng đạo hàm. Vì nó bao hàm những phần, những kỹ năng giải toán, cũng như có rất nhiều dạng toán hay nằm trong chương học này. Tuy lượng kiến thức mới khá ít, nhưng nó ảnh hưởng đến những bài toán liên quan đến kiến thức cũ khá nhiều. Đặc biệt là 10 và 11. Không những bạn đọc gặp những dạng toán mới mang tính chất tính toán cho hàm số sơ cấp. Mà còn có sự gán ghép của nhiều hàm trước đây đã học. Chẳng hạn: Hàm số căn thức, hàm số phân thức và hàm số lượng giác. Cộng thêm vào đó  là những kiến thức như dấu của tam thức bậc hai, nhị thức bậc nhất,… Một điều không thể nhắc đến là việc sử dụng định lý Vi-ét trong giải toán. Và những kiến thức về độ dài của vec-tơ, giải hệ, …

Như trình bày ở trên, bạn đọc sẽ gặp rất nhiều phần ở mỗi chuyên đề giải toán. Do đó, trong những trường hợp áp dụng chúng tôi đã nêu và nhắc lại cách áp dụng cho từng dạng toán có trong quyển sách này.

Về quyển sách này, chúng tôi đã cố gắng chia các lượng kiến thức rất chi tiết và cụ thể cho từng dạng toán. Bạn đọc cũng gặp các dạng toán mới như: Xét sự đồng biến – nghịch biến của hàm số, cực trị của hàm số , giá trị lớn nhất-nhỏ nhất của hàm số ,  tiệm cận của đồ thị hàm số, và khảo sát hàm số và các vấn đề có liên quan.

Với đặc trưng của việc học và kiểm tra hình thức trắc nghiệm. Chúng tôi đã sưu tập hàng trăm đề thi cũng như cập nhật các dạng toán. Đặc biệt trong những bài toán mới, lạ của năm 2020 trong kỳ thi vừa qua. Qua đó, bạn đọc có thể thấy được tính cập nhật của dạng toán.

Về cách học cho phần này. Khác với việc học và kiểm tra dưới dạng hình thức tự luận thì trắc nghiệm xem ra lượng kiến thức được xem là rộng hơn. Do đó, việc viết tài liệu này cũng vậy. Chúng tôi cố gắng soạn nhiều bài rất phong phú để bạn đọc có thể tiếp cận càng nhiều càng tốt. Nhất là việc áp dụng vào những dạng toán cụ thể.

Chẳng hạn: Phần khảo sát hàm số trước đây, bạn đọc chỉ cần biết được các bước giải để từ đó khảo sát hàm số. Tuy nhiên đối với hình thức trắc nghiệm này, bạn đọc cần phải biết được những cách nhận dạng đồ thị hàm số, tiệm cận của đồ thị hàm số, Xác định các hệ số của hàm số, các điểm đặc biệt, nhận dạng bảng biến thiên … qua đó bạn đọc cũng thấy được sự đa dạng của hình thức trắc nghiệm này. Không những phần này, mà hầu hết các chủ đề còn lại cũng thực hiện theo tinh thần tương tự như vậy.

Mỗi chủ đề chúng tôi đã cố gắng đưa vào mỗi mục, mỗi dạng toán tách riêng ra cho bạn đọc. Mỗi dạng toán đều bao gồm: Phương pháp giải toán, Bài tập mẫu có hướng dẫn giải, Bài tập luyện tập và Đáp án. Một phần thi trắc nghiệm nên việc áp dụng máy tính Casio 570VN Plus vào việc giải toán cũng nên thực hiện để giảm tải bớt những khó khăn mà bạn đọc vấp phải khi giải toán. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả trong những năm gần đây. Xu hướng ra đề thường tránh bớt những việc áp dụng máy tính cầm tay. Và thường đưa vào những dạng toán như những cách mà tác giả trình bày ở trên. Do đó, bạn đọc cũng cần lưu ý để thực hiện. Tuy vậy, những nơi có thể dùng máy tính Casio 570VN Plus vào việc giải toán được thì tác giả cũng nêu cách thức thực hiện để bạn đọc có thể áp dụng một cách chính xác. Cũng tùy vào từng nơi mà áp dụng cho phù hợp với từng dạng toán yêu cầu.

Đặt mua Sách tham khảo toán 12 tại đây!

MỤC LỤC

Trang 5:

          Chủ đề 1: SỰ BIẾN THIÊN CỦA HÀM SỐ

          Dạng 1: Sự ĐB- NB của các hàm số sơ cấp(5)

           Dạng 2: Xét đồng biến – nghịch biến trên khoảng chứa tham số(26)

          Dạng 3: Xét tính đơn điệu của hàm số dựa vào bảng biến thiên- đồ thị hàm số(50)

Trang 61:

          Chủ đề 2: CỰC TRỊ HÀM SỐ

Dạng 1: Hàm số sơ cấp  không có tham số(61)

Dạng 2: Tìm cực trị của hàm số dựa vào đạo hàm y’, bảng biến thiên, đồ thị hàm số y, đồ thị hàm số y’(86)

          Dạng 3: Tìm cực trị của hàm số dựa vào dấu hiệu 2(113)

          Dạng 4: Cực trị sử dụng Vi-ét(130)

          Dạng 5: Cực trị hàm bậc 3 có chứa tham số(142)

Dạng 6: Cực trị hàm bậc 4 có chứa tham số(171)

          Dạng 7: Cực trị hàm phân thức có chứa tham số(190)

Trang 195:

          Chủ đề 3: GIÁ TRỊ LỚN NHẤT- GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ

Dạng 1: Hàm số sơ cấp(195)

          Dạng 2: Hàm số phân thức(205)

          Dạng 3: Hàm số có chứa căn thức(211)

          Dạng 4: Hàm số lượng giác (220)

          Dạng 5: Hàm số chứa dấu trị tuyệt đối(235)

Dạng 6: Hàm số chứa tham số(237)

Trang 244:

          Chủ đề 4: TIỆM CẬN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ

Trang 261:

          Chủ đề 5: KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

Dạng 1: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm bậc ba(261)

          Dạng 2: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm bậc bốn(267)

          Dạng 3: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm hữu tỉ(272)

Trang 276:

          Chủ đề 6: NHẬN DẠNG ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIẾN THIÊN CỦA HÀM SỐ

Dạng 1: Hàm số bậc ba(276)

          Dạng 2: Hàm số bậc bốn(290)

          Dạng 3: Hàm số hữu tỉ(301)

Trang 316:  

          Chủ đề 7: PHÉP BIẾN ĐỔI ĐỒ THỊ TỪ ĐỒ THỊ BAN ĐẦU

Trang 329:

          Chủ đề 8: SỰ TƯƠNG GIAO CỦA HAI ĐỒ THỊ HÀM SỐ

Dạng 1: Dựa vào đồ thị hoặc bảng biến thiên(329)

          Dạng 2: Không  dựa vào đồ thị (không chứa tham số) (354)

          Dạng 3: Sự tương giao của hai đồ thị hàm số (chứa tham số) (367)

Trang 405:

          Chủ đề 9: CÁC ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ

Dạng 1: Điểm cố định(405)

          Dạng 2: Điểm có tọa độ nguyên(410)

          Dạng 3: Điểm đối xứng(415)

          Dạng 4: Các điểm khác(420)

Trang 430:

          Chủ đề 10: TIẾP TUYẾN CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ

Đặt mua Sách tham khảo toán 12 tại đây!

Có thể bạn cũng cần: