Các phương pháp chứng minh hình học thường gặp

Cách chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau

1. C/m 2 tam giác chứa 2 đoạn thẳng đó bằng nhau

2. C/m 2 đoạn thẳng đó là 2 cạnh bên của tam giác cân

3. C/m 2 đoạn thẳng đó cùng bằng 1 đại lượng thứ 3

4. C/m 2 đoạn thẳng đó là 2 cạnh đối của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông hoặc là 2 đường chéo của hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông hay 2 cạnh bên của hình thang cân

5. C/m bằng phương pháp cộng đoạn thẳng

6. C/m dưa vào tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

Cách chứng minh hai góc bằng nhau

1. C/m 2 góc đó là 2 góc tương ứng của 2 tam giác bằng nhau hoặc 2 tam giác đồng dạng

2. C/m 2 góc đó là 2 góc cùa 1 tam giác cân

3. C/m 2 góc đó cùng bằng  hoặc cùng bù hoặc cùng phụ với góc thứ 3

4. C/m 2 góc này ở vị trí SLT hoặc ÑV của 2 đường thẳng song song và 1 cát tuyến

5. C/m 2 góc đó là 2 góc đáy của hình thang cân,  2 góc đối của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi…

6. C/m dựa vào tính chất tia phân giác của 1 góc

Cách chứng minh hai tam giác bằng nhau

* C/m  hai tam giác thường bằng nhau

1. C/m theo trường hợp cạnh – góc – cạnh ( c – g- c)

2. C/m theo trường hợp góc – cạnh – góc ( g- c –g )

3. C/m theo trường hợp cạnh – cạnh- cạnh ( c – c –  c)

** C/m hai tam giác vuông bằng nhau

1. C/m theo trường hợp bằng nhau của 2 tam giác thường

2.C/m theo trường hợp đặc biệt : cạnh huyền – góc nhọn hoặc cạnh huyền – cạnh g.vuông

 ☼ Cách chứng minh hai đường thẳng song song

1. C/m 2 góc tạo bởi 2 đường thẳng đó và 1 cát tuyến ở vị trí so le trong bằng nhau hoặc dồng vị bằng nhau hoặc trong cùng phía bù nhau

2. C/m 2 đường thẳng đó cùng song song hay cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3

3. C/m 2 đường thẳng đó chứa 2 cạnh đối của hình bình hành , hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông..

4. C/m dựa vào tính chất đường trung bình của tam giác

5. C/m dựa vào định lý Ta let đảo

Cách  chứng minh hai đường thẳng vuông góc

1. C/m góc tạo bởi 2 đường thẳng đó là góc vuông

2. C/m dựa vào tính chất của 2 đường thẳng song song:  Nếu a // b và b vuông góc c. Suy ra:  a vuông góc  c

3. C/m dựa vào tính chất của tam giác cân : Trong tam giác cân thì đường trung tuyến hay đường phân giác đồng thời là đường cao

4. C/m dựa vào tính chất trực tâm tam giác : Trong tam giác thì đoạn thẳng nối từ đỉnh đến trực tâm tam giác thì vuông góc với cạnh đối diện

5. C/m 2 đường thẳng đó là 2 đường chéo của hình thoi hay hình vuông

6. C/m dựa vào tính chất đường trung trực của đoạn thẳng

1. C/m :góc  ABC=1800  . Suy ra:  A,B,C thẳng hàng

2. C/m  2 đường thẳng cùng đi qua một điếm và cùng vuông góc hoặc cùng song song  với 1 đường thẳng thứ 3

3. C/m dựa vào tính chất 2 đường chéo của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông

VD: Tứ giác ADCE là hình bình hành có:

      B là trung điểm của đường chéo DE

Nên: B cũng là trung điểm của đường chéo AC

Suy ra:  A,B,C thẳng hàng

4. C/m 3 điểm đó cùng thuộc đường trung trực của 1 đoạn thẳng

5. C/m dựa vào tính chất 3 đường  cao, 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác trong tam giác đồng qui  tại một điểm

Chứng minh ba đường thẳng đồng qui

1. C/m dựa vào tính chất các đường đồng qui trong tam giác:

Trong tam giác 3 đường cao, 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác, 3 đường trung trực gặp nhau tại 1 điểm

2. C/m một trong 3 đường thẳng đi qua giao điểm của 2 đường thẳng còn lại hay giao điểm của 2 đường thẳng và 2 điểm nằm trên đường thẳng thứ 3 thẳng hàng

Chứng minh đường thẳng là trung trực của đoạn thẳng

1. C/m : Đường thẳng đó vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó

2. C/m : 2 điểm  nằm trên đường thẳng đó cách đều 2 đầu đoạn thẳng đã cho

3. C/m dựa vào tính chất của tam giác cân: Trong tam giác cân đường trung tuyến hoặc đường cao hoăc đường phân giác thuộc cạnh đáy là đường trung trực của cạnh đáy

Chứng minh tam giác cân

1. C/m tam giác có 2 cạnh hoặc 2 góc bằng nhau

2. C/m dựa vào tính chất: Trong 1 tam giác nếu  đường  cao cũng là phân giác hoặc đường cao cũng là trung tuyến thì tam giác đó là tam giác cân . Tương tự đối với đường phân giác và trung tuyến…

Chứng minh tam giác đều

1. C/m tam giác có 3 cạnh bằng nhau hoặc có 3 góc bằng nhau

2. C/m tam giác cân có 1 góc 600

Chứng minh tam giác vuông

C/m tam giác có 1 góc vuông hay tam giác có 2 góc nhọn có tổng bằng 900      

2. C/m dựa vào định lý Pitago đảo

3. C/m tam giác có đường trung tuyến thuộc 1 cạnh bằng nửa cạnh đó

  ☼ Chứng minh tứ giác là hình thang cân

1. C/m hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau           

 2. C/m hình thang có 2 đường chéo bằng nhau

 ☼Chứng minh tứ giác là hình bình hành

1. C/m tứ giác có 2 cặp cạnh song song       

2. C/m tứ giác có 2 cặp cạnh đối bằng nhau

3. C/m tứ giác có 2 cặp góc đối bằng nhau                    

4. C/m tứ giác có 1 cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng  nhau

5. C/m tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật

1. C/m tứ giác có 3 góc vuông                      

2. C/m hính bình hành có 1 góc vuông

3. C/m hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau  

4. C/m hình thang cân có 1 g.vuông

Chứng minh tứ giác là hình thoi

1. C/m tứ giác có 4 cạnh bằng nhau      

2. C/m hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau

3. C/m hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc         

4. C/m hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc

Chứng minh tứ giác là hình vuông

1. C/m hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau                    

2. C/m hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc

3. C/m hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc

4. C/m hình thoi có 2 góc vuông           

5. C/m hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.