CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG TAM GIÁC VÀ TỨ GIÁC(8-9)

Trích dẫn trong tài liệu

Bài 4. a. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, M là điểm nằm trong tam giác sao cho MA=2cm, MB=3cm; ÐAMC=1350. Tính MC.

b. Cho tam giác ABC vuông cân tại A. M là điểm nằm trong tam giác sao cho MA:MB:MC=2:3:1. Tính số đo góc AMC.

Bài 5. Cho hình thang ABCD có hai đáy AB, CD, hai đường phân giác của góc A và góc D cắt nhau tại I, hai đường phân giác góc B và C cắt nhau tại J. Gọi H là trung điểm của AD, K là trung điểm của BC. Cho biết AB = AD = 10cm, BC = 12cm, CD = 20cm. Tính IH, IJ, JK.

Bài 6. Cho hình thang cân ABCD có góc C = 600, đáy nhỏ AB bằng cạnh bên. Biết chu vi của hình thang bằng 20cm. a. Tính các cạnh của hình thang;       b. Tính chiều cao của hình thang.

Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A có góc C = 300. E là trung điểm của AB. Từ E kẻ đường thẳng vuông góc với AB, cắt BC tại F.

  1. Tứ giác AEFC là hình gì ?                  b. Tính độ dài các cạnh của tứ giác đó, biết AB = 3cm

Bài 8. Cho hình thang ABCD vuông tại A và B; AB = BC = AD/2 = 3cm.

  1. Tính các góc của hình thang;              b. Chứng minh rằng AC vuông góc với CD;

c. Tính chu vi của hình thang.

Bài 9. Cho hình thang cân ABCD  (AB // CD), AB = 3cm; CD = 6cm; AD = 15cm. Vẽ hai đường cao AH và BK. Tính DH, DK và AH.

Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 5cm, BC = 13cm. Vẽ đường trung tuyến AM. I là trung điểm của AM. Tia BI cắt AC tại D. Tính BI.

Bài 11. Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH, phân giác BD. Tính các góc của tam giác ABC biết BD = 2 AH.

Bài 12. Tính độ dài đường trung bình của một hình thang biết rằng hai đường chéo của nó vuông góc với nhau và đường cao của nó bằng 10cm.

Bài 13. Cho tứ giác ABCD có góc C = 400, D = 800, AD = BC. E, F là trung điểm của AB và CD. Tính góc EFD. (Đáp số: góc EFD = 700)

Tải tài liệu này tại đây. Đặt mua Sách tham khảo toán 9 tại đây! Tải bản WORD tại đây.

Có thể bạn cũng cần: