HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Mở đầu:

       Toán học là một môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống thực tiễn, đồng thời toán học cũng là tiền đề cho sự phát triển của các ngành khoa học khác. Nhưng toán học thường mang tính trừu tượng cao đòi hỏi khả năng tư duy, lập luận tích cực, chính xác, độc lập và sáng tạo,…đồng nghĩa là việc giải các bài toán học cũng không kém phần khó khăn nhất là nội dung chứng minh hình học. Việc giải bài toán đã khó, đặc biệt là hình học các em rất lơ mơ, không biết vẽ, nhìn hình, không biết chứng minh, áp dụng…. Vậy làm thế nào cho các em phát huy các năng lực tư duy logíc, tính tích cực chủ động và sáng tạo, chủ động tìm tòi và giải quyết vấn đề để tự tìm ra tri thức cho bản thân? Câu trả lời này là điều mong muốn tột bật của những người làm công tác giáo dục nói chung và người giáo viên toán như chúng ta nói riêng ngày ngày đi tìm câu trả lời thực tế qua kết quả học tập của các em.

2. Nội dung: 

2.1. Thực hiện định hướng dạy học toán hình học 9: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

          Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề

          Thường sử dụng các suy luận logic, các phương thức tư duy ( khái quát hóa, tương tự hóa, tư duy hàm,….) , dùng thực nghiệm ( tính toán , đo đạc,…) để xây dựng các giả thuyết.

Bước 2: Tìm giải pháp                    Tìm một giải pháp theo sơ đồ:

Giải thích sơ đồ:

Khi phân tích vấn đề , cần làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm.Khi đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề cùng với việc thu thập, tổ chức dữ liệu , huy động tri thức thường hay sử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhận thức, tiên đoán, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ và phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược…  Khâu này có thể làm nhiều lần cho đến khi tìm được hướng đi hợp lí.

          Kết quả của việc này là hình thành được một giải pháp.

          Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp đó có đúng đắn hay không. Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng.

          Bước 3: Trình bày giải pháp

     Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả. Đề xuất vấn đề mới.

2.2. Các biện pháp định hướng giảng dạy chính:

2.2.1.Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông

Ø Hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ trong chương :

Các từ ngữ, thuật ngữ, các yếu tố mà học sinh cần phải nắm: hình chiếu, cạnh góc vuông, cạnh huyền, đường cao. Đó là những kiến thức mà học sinh đã được học ở chương trình toán 7 tập II. Tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải nhắc lại những kiến thức cơ bản đó nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát hiện, tiếp cận kiến thức mới tốt hơn.

Ngoài các từ ngữ, thuật ngữ, các yếu tố mà học sinh đã biết ở trên thì các em cần phải nắm  các từ ngữ, thuật ngữ, các yếu tố mới như: cạnh đối, cạnh kề, góc đối, góc kề, hai góc phụ nhau,…

Trên cơ sở đã nắm vững các thuật ngữ  đã biết, bản chất của khái niệm, phát biểu rõ ràng, chính xác khái niệm, tìm được mối liên hệ với các khái niệm khác trong hệ thống khái niệm sẽ giúp cho học sinh hiểu và sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu. Đồng thời có thể chuyển được một bài toán, hay một định lí từ ngôn ngữ thường sang ngôn ngữ đại số. Giúp cho việc giải quyết vấn đề trở nên  đơn giản hơn.

Tải tài liệu này tại đây. Đặt mua Sách tham khảo toán 9 tại đây! Tải bản WORD tại đây.

Lời kết: Với kiến thức về  “Hệ thức lượng trong tam giác vuông ” góp phần cung cấp cho người đọc các biện pháp cơ bản nhằm phát triển cho học sinh năng lực tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ đó góp phần bồi dưỡng năng lực chứng minh toán học nói riêng và năng lực giải toán nói chung. Qua việc giải toán các em có được thói quen làm việc độc lập suy nghĩ, dự đoán, tìm tòi, nhận dạng, lựa chọn, …để tìm ra cách giải đúng đắn và hợp lí. Góp phần rèn luyện năng lực tư duy, suy luận logic, phát triển trí tuệ, hình thành các em lòng say mê học hỏi, hứng thú học tập. Đây chính là một trong các mục tiêu lớn của GV chúng ta. Vì vậy với mong muốn của chuyên đề này sẽ góp thêm một phần nhỏ về kinh nghiệm giảng dạy.