ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2- HÌNH HỌC 10- NH-2019-2020

Câu 1. Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua H(–2; 5) và vuông góc với đường thẳng d: x + 3y + 2 = 0

            A. x + 3y – 13 = 0       B. 3x + y + 1 = 0         C. 3x – y + 11 = 0       D. x – 3y + 17 = 0

Câu 2. Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua B(–2; 1) và có hệ số góc là 5

            A. 5x + y + 9 = 0        B. x + 5y – 3 = 0         C. x – 5y + 7 = 0         D. 5x – y + 11 = 0

Câu 3. Cho A(1; –2), B(–1; 3). Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua C(3; –4) và song song với đường thẳng AB

            A. 2x + 5y + 14 = 0    B. 2x – 5y – 26 = 0     C. 5x – 2y – 23 = 0     D. 5x + 2y – 7 = 0

Câu 4. Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua hai điểm D(2; –5) và E(3; –1)

            A. x – 4y – 22 = 0       B. x + 4y + 18 = 0       C. 4x – y – 13 = 0       D. 4x + y – 3 = 0

Câu 5. Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua G(–2; 5) và song song với đường thẳng Δ: 2x – 3y – 3 = 0

            A. 2x – 3y + 19 = 0     B. 2x – 3y – 19 = 0     C. 3x + 2y – 4 = 0       D. 3x + 2y + 4 = 0

Câu 6. Tính khoảng cách giữa M(5; 1) và Δ: 3x – 4y – 1 = 0

            A. 10                           B. 5                             C. 3                             D. 2

Câu 7. Tính khoảng cách giữa M(-2; -3) và Δ: 8x – 15y + 5 = 0

            A. 2                             B. 3                             C. 3                             D. 1

Câu 8. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x² + y² – 4x + 8y – 16 = 0. Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của (C)

            A. I(–2; 4) và R = 5    B. I(–2; 4) và R = 6     C. I(2; –4) và R = 6     D. I(2; –4) và R = 5

Câu 9. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x² + y² + 4x – 6y – 12 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại A(1; –1)

            A. 3x + 4y + 1 = 0      B. 3x – 4y – 7 = 0       C. 4x + 3y – 1 = 0       D. 4x – 3y – 7 = 0

Câu 10. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x² + y² + 4x – 6y + 3 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng d: x – 3y – 3 = 0

            A. 3x + y + 13 = 0; 3x + y – 7 = 0                  B. 3x + y + 15 = 0; 3x + y – 8 = 0

            C. 3x + y – 13 = 0; 3x + y + 7 = 0                  D. 3x + y – 15 = 0; 3x + y + 8 = 0

Câu 11. Cho tam giác OBC có O(0; 0), B(9; 12), C(–5; 12). Diện tích tam giác OBC là

            A. S = 84                     B. S = 72                     C. S = 36                     D. S = 42

Câu 12. Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm A(10; 5), B(3; 2) và C(6; –5). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

            A. (x – 8)² + y² = 29                                        B. (x – 4)² + (y + 4)² = 29

            C. (x – 4)² + (y + 4)² = 16                               D. (x – 8)² + y² = 16

Câu 13. Cho tam giác ABC biết đỉnh A(1; 1), trọng tâm G(1; 2). Cạnh AC và đường trung trực của AC lần lượt có phương trình là x + y – 2 = 0 và –x + y – 2 = 0. Tìm tọa độ đỉnh B và đỉnh C

            A. B(3; 2), C(–1; 3)     B. B(1; 2), C(–3; 3)     C. B(1; 2), C(–1; 3)     D. B(3; 2), C(–3; 3)

Câu 14. Trong mặt phẳng Oxy, cho các điểm A(0; 8), B(8; 0), C(4; 0). Tìm tọa độ tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

            A. (3; 6)                       B. (5; 6)                       C. (6; 6)                       D. (4; 6)

Câu 15. Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I(6; 1) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: x + 2y – 3 = 0

            A. (x – 6)² + (y – 1)² = 5                                 B. (x – 6)² + (y – 1)² = 10

            C. (x – 6)² + (y – 1)² = 15                               D. (x – 6)² + (y – 1)² = 9

Câu 16. Viết phương trình đường tròn (C) có bán kính R = 1, tiếp xúc với Ox và có tâm I thuộc đường thẳng d: x + y – 3 = 0

            A. (x – 2)² + (y – 1)² = 1 V (x – 4)² + (y + 1)² = 1

            B. (x – 2)² + (y – 1)² = 1 V (x – 3)² + (y + 2)² = 1

            C. (x – 1)² + (y – 1)² = 1 V (x – 3)² + (y + 2)² = 1

            D. (x – 1)² + (y – 1)² = 1 V (x – 4)² + (y + 1)² = 1

Câu 17. Cho đường tròn (C): x² + y² – 4x – 2y – 5 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm M(1; 4)

            A. x + 3y – 13 = 0       B. x – 3y + 11 = 0       C. 3x – y + 1 = 0         D. 3x + y – 7 = 0

Câu 18. Cho điểm A(–1; 2) và đường thẳng d: 3x – 5y – 21 = 0. Tìm tọa độ điểm H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên d

            A. (7; 0)                       B. (2; –3)                     C. (–3; –6)                   D. (4; 9/5)

Câu 19. Cho điểm A(5; –2) và đường thẳng d: 3x + y + 2 = 0. Tìm tọa độ điểm B đối xứng với A qua d

            A. (–5; 4)                     B. (2; 6)                       C. (–4; –5)                   D. (–6; 3)

Câu 20. Cho tam giác ABC có A(2; 1), B(1; –3), C(5; –1). Viết phương trình đường cao AH

            A. 2x – y – 3 = 0         B. 2x + y – 5 = 0         C. x + 2y – 4 = 0         D. x – 2y = 0

Câu 21. Cho tam giác ABC có A(–1; 2), B(1; –2), C(5; 2). Viết phương trình đường trung tuyến AM

            A. x + 2y – 3 = 0         B. x – 2y + 5 = 0         C. 2x – y + 4 = 0         D. 2x + y = 0

Câu 22. Cho tam giác ABC có A(4; 5), B(12/5; 1) và C(7; –2). Tính góc α = BAC

            A. α = 120°                 B. α = 150°                  C. α = 45°                    D. α = 60°

Câu 23. Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua giao điểm hai đường thẳng d1: 2x – y – 1 = 0 và d2: 6x + 5y – 27 = 0, đồng thời song song với đường thẳng d3: x – 2y = 0

            A. x – 2y – 4 = 0         B. x – 2y – 2 = 0         C. x – 2y + 2 = 0         D. x – 2y + 4 = 0

Câu 24. Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có đỉnh A(5/2; 5/2). Phương trình các đường cao kẻ từ B, C lần lượt là BH: 3x – y – 2 = 0, CK: x + y – 4 = 0. Viết phương trình đường thẳng BC

            A. x – 2y = 0               B. x + 1 = 0                 C. x – 1 = 0                 D. x – 3y = 0

Câu 25. Viết phương trình đường tròn (C) có đường kính AB với A(–4; 3) và B(–2; –1)

            A. (x + 3)² + (y – 1)² = 10                               B. (x + 3)² + (y – 1)² = 20

            C. (x + 2)² + (y – 4)² = 10                               D. (x + 2)² + (y – 4)² = 20

Câu 26. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua ba điểm A(2; –1), B(–3; –3), C(–5; 2)

            A. x² + y² + 3x – y – 12 = 0                            B. x² + y² + 3x – y – 10 = 0

            C. x² + y² + 3x + y – 12 = 0                            D. x² + y² + 3x + y – 10 = 0

Câu 27. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua A(1; 4), B(4; 3) và có bán kính R = 5

            A. (x – 2)² + (y – 2)² = 25 hoặc (x – 3)² + (y – 5)³ = 25

            B. (x – 1)² + (y + 1)² = 25 hoặc (x – 3)² + (y – 5)³ = 25

            C. (x – 1)² + (y + 1)² = 25 hoặc (x – 4)² + (y – 8)³ = 25

            D. (x – 2)² + (y – 2)² = 25 hoặc (x – 4)² + (y – 8)³ = 25

Câu 28. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua hai điểm A(2; 1), B(6; 2) và có tâm thuộc đường thẳng d: x – y – 5 = 0

            A. x² + y² – 9x + y – 12 = 0                            B. x² + y² – 9x – y – 12 = 0

            C. x² + y² + 9x + y – 12 = 0                            D. x² + y² – 9x + y + 12 = 0

Câu 29. Cho đường tròn (C): (x – 2)² + (y + 4)² = 40. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) song song với d: 3x + y + 16 = 0

            A. 3x + y – 22 = 0; 3x + y + 18 = 0                B. 3x + y + 8 = 0; 3x + y – 12 = 0

            C. 3x + y – 17 = 0; 3x + y + 13 = 0                D. 3x + y – 6 = 0; 3x + y + 22 = 0

Câu 30. Cho các đường thẳng d1: x – 2y + 8 = 0; d2: 2x – y + 4 = 0; d3: y = 0. Gọi A, B, C lần lượt là các giao điểm của các cặp đường thẳng d1 và d2; d2 và d3; d3 và d1. Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

            A. (x + 3)² + (y – 2)² = 16                               B. (x + 3)² + (y – 2)² = 25

            C. (x + 5)² + (y – 4)² = 16                               D. (x + 5)² + (y – 4)² = 25

Câu 31. Cho tam giác ABC có BC = 6 Căn (6) cm, AC = 6 cm, AB = 12 cm. Tính độ dài đường trung tuyến AM

            A. 5 cm                       B. 6 cm                        C. 7 cm                        D. 8 cm

Câu 32. Trong mặt phẳng Oxy, cho 3 điểm A(2; 1), B(1; –3), C(3; 0). Viết phương trình đường trung tuyến CM

            A. y = 0                       B. x – 2 = 0                 C. y – 2 = 0                 D. x = 0

Câu 33. Cho tam giác ABC có AC = 4,8 cm; BC = 6,0 cm; cos C = 2/5. Tính chu vi tam giác ABC

            A. 16,0 cm                  B. 15,8 cm                   C. 16,8 cm                   D. 15,0 cm

Câu 34. Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có A(1; 2), B(–3; 0), C(2; 3). Viết phương trình đường cao AH

            A. 3x + 5y – 13 = 0     B. 3x – 5y + 7 = 0       C. 5x – 3y + 1 = 0       D. 5x + 3y – 11 = 0

Câu 35. Cho các điểm A(2; 2), B(–1; 6), C(–5; 3). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

            A. x² + y² + 5x – 3y + 4 = 0                            B. x² + y² – 3x + 5y – 4 = 0

            C. x² + y² + 3x – 5y – 4 = 0                            D. x² + y² – 3x + 5y + 4 = 0

Câu 36. Cho tam giác ABC có BC = 12 cm; AB = 9 cm; AC = 6 cm. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = 3 cm. Tính AD

            A. 5,0 cm                    B. 5,6 cm                     C. 3,6 cm                     D. 4,5 cm

Câu 37. Cho tam giác có độ dài ba cạnh là a = 5 cm; b = 7 cm; c = 8 cm. Tính cosin của góc lớn nhất

            A. 11/14                      B. 1/7                          C. 1/2                          D. 1/4

Câu 38. Cho tam giác ABC có BC = 10 cm; 12 sin A = 15 sin B = 20 sin C. Chu vi tam giác ABC là

            A. 25 cm                     B. 32 cm                      C. 34 cm                      D. 24 cm

Câu 39. Cho hình bình hành ABCD có AC = 12 cm; BD = 14 cm; AB = 7 cm. Tính cạnh AD

            A. 12 cm                     B. 13 cm                      C. 10 cm                      D. 11 cm

Câu 40. Cho A(–1; 1), B(4; –1). Tìm tọa độ điểm C trên trục Oy thỏa mãn tam giác ABC vuông tại A

            A. (0; 7/2)                    B. (0; –1/2)                  C. (0; 5/2)                    D. (0; –5/2)

Câu 41. Trong mặt phẳng Oxy, cho A(–1; 2), B(4; 5). Tìm tọa độ điểm C thuộc trục Oy thỏa mãn tam giác ABC vuông tại C

            A. (0; 6) V (0; 2)         B. (0; 5) V (0; 1)         C. (0; 2) V (0; 5)         D. (0; 1) V (0; 6)

Câu 42. Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm A(2; –3), B(2; 1), C(–1; –3). Khoảng cách từ A đến đường thẳng BC là

            A. d = 3                       B. d = 15/4                  C. d = 12/5                  D. d = 5/2

Câu 43. Cho các điểm A(1; –2), B(–3; 6). Viết phương trình đường trung trực của AB

            A. x – 2y + 9 = 0         B. x – 2y + 5 = 0         C. x + 2y – 3 = 0         D. x + 2y – 7 = 0

Câu 44. Tính góc a tạo bởi hai đường thẳng d1: x + 2y – 4 = 0 và d2: x – 3y + 6 = 0

            A. a = 45°                    B. a = 60°                    C. a = 135°                  D. a = 120°

Câu 45. Tính khoảng cách từ điểm C(1; 2) đến đường thẳng Δ: 3x + 4y – 11 = 0

            A. 1                             B. 5                             C. 2                             D. 0

Câu 46. Tìm giá trị của m để đường thẳng Δ: 3x – 4y + m = 0 tiếp xúc với đường tròn (C): x² + y² = 4

            A. m = ±20                  B. m = ±10                  C. m = ±4                    D. m = ±5

Đặt mua Sách tham khảo toán 11 tại đây!

Có thể bạn cũng cần: